Mụn đinh râu hay còn gọi là mụn đầu đinh là loại mụn rất độc và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng rất nhiều người chưa hiểu rõ về loại mụn này và thường nhầm lẫn với các loại mụn khác. Vậy mụn đinh râu là gì? Nguyên nhân và cách chữa mụn như thế nào? Hãy cùng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Mụn đinh râu là gì?
Mụn đinh râu hay mụn đầu đinh là một loại mụn độc, đầu mụn thường màu trắng, cứng, xung quanh có hiện tượng sưng đỏ. Mụn đinh râu hay mọc ở những vị trí như: môi, mép, cằm, đầu, nách và thường mọc đơn lẻ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất khó tiêu diệt triệt để được mụn.
Nguyên nhân thường xuyên mọc mụn đinh râu
Có rất nhiều nguyên nhân gây lên việc thường xuyên mọc mụn đầu đinh cụ thể những nguyên nhân chính như:
- Do việc nặn mụn trứng cá không đúng cách gây nhiễm trùng da.
- Do những tác động từ bên ngoài gây tổn thương cho da như cạo râu, nhổ ria mép, phun xăm…
- Vệ sinh cá nhân không tốt.
– Sử dụng đồ trang điểm để lâu, nhiễm bẩn, kém chất lượng.
– Mụn có thể tự phát do cơ địa của mỗi người.
Dấu hiệu nhận biết mụn đinh râu
Mụn đinh râu có thể tự phát hoặc xuất phát từ các mụn bình thường bị viêm nhiễm hoặc có thể từ một vết xước. Những dấu hiệu cụ thể như sau:
- Xuất hiện các nốt màu đỏ bị sưng kèm theo cảm giác đau nhức và nóng.
- Sau khoảng từ 2-3 ngày đầu mụn sẽ nhô lên cứng và nhỏ như đầu đinh.
- Xuất hiện mủ tại những nốt sưng.
- Đầu mụn có màu trắng, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau nhức.
- Những ngày tiếp theo cảm giác đau nhức sẽ tăng mạnh.
- Vùng da xung quanh mụn nóng và sưng to.
- Trường hợp bị nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Nhức đầu, mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn
Sự nguy hiểm của mụn đinh râu
Chúng ta thường chủ quan và nhầm lẫn đinh râu với mụn trứng cá thông thường, do đó nặn hoặc điều trị không đúng cách sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Mức độ của nhiễm khuẩn ngày càng trầm trọng hơn.
Đinh râu thường diễn biến qua ba giai đoạn và sẽ khỏi trong vòng 6 - 8 ngày. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách hoặc ở những người có sức đề kháng kém, nhiều bệnh lý như đái đường, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, bệnh suy giảm miễn dịch, sau xạ trị… thì tình trạng nhiễm khuẩn có thể năng nề và trầm trọng hơn, khi sự lây nhiễm diễn ra càng mạnh, nhất là lan vào các xoang mặt sẽ gây viêm, tắc tĩnh mạch xoang.Từ đây dẫn đến bệnh nhiễm trùng huyết hết, viêm não màng não… có thể dẫn tới tử vong.
Những vị trí hay mọc mụn đinh râu
Mụn đầu đinh thường gặp ở những vị trí như:
Đầu, gáy:
Nguyên nhân mụn đinh râu hình thành ở đầu do bụi bẩn hoặc khi nang lông bị tắc nghẽn trên da đầu hoặc có thể là do không gội đầu thường xuyên, sử dụng dầu gội hoặc thuốc nhuộm tóc gây kích ứng lên vùng da đầu bị trầy xước. Khi đó vi khuẩn sẽ xâm nhập và đi vào bên trong cơ thể làm nhiễm trùng, hoại tử lỗ chân lông và tạo ra mụn đầu đinh.
Mông:
Nguyên nhân chính khiến mọc mụn đinh râu ở mông là do tắc nghẽn lỗ chân lông, viêm nang lông làm áp xe da khi lỗ chân lông bị nhiễm trùng.
Chân, tay:
Thường xảy ra khi nang lông bị nhiễm tụ cầu khuẩn, các vết xước, vùng da bị tổn thương. Vi khuẩn khi đi vào cơ thể gây ra nhiễm trùng và xuất hiện mụn đinh râu chứa dịch, mủ.
Vùng kín:
Mọc mụn đinh râu ở vùng kín thường do quá trình vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, viêm vùng kín. Ngoài ra hiện tượng này có thể do bị viêm nang lông hoặc mụn rộp sinh dục, Bạn phải quan sát nếu thấy mụn không biến mất mà còn bị nặng hơn, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp đúng cách.
Trên mặt:
Mọc mụn đầu đinh ở mặt như môi, miệng, mép, mũi má, trán… Nguyên nhân có thể là do vệ sinh không đảm bảo, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, sự kích hoạt của hệ miễn dịch với các chất trung gian gây tắc nghẽn lỗ chân lông từ đó hình thành mụn. Chú ý không nên nặn mụn ở miệng, mép sẽ rất nguy hiểm vì xung quanh nó nhiều dây thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan trung ương.
Nách:
Đinh râu ở nách xảy ra do các nang lông bị nhiễm trùng. Ngoài ra một số nguyên nhân khác như mắc chứng viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, cạo lông hoặc sử dụng lăn khử mùi hoặc nước hoa….
Mụn đinh râu có tự khỏi được không?
Mụn thường kéo dài từ 8 -10 ngày tùy thuộc mức độ mụn to hay nhỏ cũng như cách xử lý mụn đầu đinh có đúng cách hay không. Vậy mụn đinh râu có tự khỏi không? Đối với trường hợp mụn đầu đinh nhẹ thì có thể tự khỏi. Nhưng người bệnh cần để mụn chín và tự vỡ, tuyệt đối không dùng tay hay đồ vật để cạy nặn mụn vì có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng máu.
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp nặn mụn đầu đinh bị méo mồm. Sau khi mụn bị vỡ dùng bông y tế thấm dịch và lấy đầu đinh ra ngoài, Tiếp sau đó rửa sạch bằng cồn iod hoặc dung dịch betadin.
Cách chữa mụn đinh râu hiệu quả
Nếu nghi ngờ bị mụn đinh râu, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được các bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách, kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Uống kháng sinh
Để biết mụn có cần uống thuốc kháng sinh không, uống như thế nào, liều lượng ra sao?. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và kê đơn thuốc chữa mụn đầu đinh phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về uống vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Sử dụng cao dán hút mụn
Miếng dán mụn đầu đinh và cao dán hút mụn đầu đinh có tác dụng khá tốt. Trong nó có thành phần chính là hydroclorid, tác dụng đẩy nhanh quá trình hình thành nhân mụn. Giúp hút nhân mụn mà không gây tổn thương đến vùng da xung quanh.
Tuy nhiên, việc có thể sử dụng cao dán mụn hay không còn tùy thuộc vào kích thước của mụn. Tốt nhất bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chữa mụn đinh râu bằng phương pháp dân gian
Việc sử dụng chữa bằng phương pháp này còn tùy thuộc vào vị trí mụn mọc ở đâu. Mỗi vị trí mụn mọc sẽ có những cách chữa khác nhau như:
Lá dâu tằm
Cần chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm tươi, sau đó rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước. Bỏ vào cối giã nát cùng vài hạt muối tinh.
Vệ sinh sạch vùng da ở cằm bị mụn bằng nước ấm rồi đắp lá lên. Để khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch, thực hiện cách này đều đặn 1 lần/ngày để có hiệu quả tốt.
Lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa chất Phenolic và Catechin, tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, loại bỏ các chất bã nhờn và bụi bẩn. Nên nó có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị 1 nắm trà xanh tươi, muối trắng. Rửa sạch lá trà xanh sau cho đó vào ngâm với nước muối pha loãng 20 phút. Vớt ra để ráo nước rồi cho vào máy xay xay nhuyễn cùng ít muối trắng, Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn ở mông rồi đắp lá lên. Chờ 30 phút rồi rửa với nước sạch. Thực hiện đều đặn 4 lần/tuần để chữa mụn hiệu quả nhanh chóng.
Lá sen tươi
Cần chuẩn bị 1 nắm lá sen tươi, rửa sạch ngâm với ít muối. Giã nát lá sen rồi đắp lên các nốt mụn đinh râu, để khoảng 30 phút thì rửa sạch bằng nước. Ngoài ra có thể đun lá sen lấy nước uống để điều trị mụn từ trong cơ thể.
Chữa mụn đinh râu ở môi và miệng bằng nghệ
Nghệ có chứa chất curcumin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả vậy nên nghệ hỗ trợ điều trị mụn đầu đinh rất tốt.
Bạn cần chuẩn bị 3 thìa cà phê bột nghệ, trộn bột nghệ với nước quấy đều cho mịn và đặc. Vệ sinh mụn đinh râu ở môi, miệng rồi đắp bột nghệ lên. Để trong 20 phút sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện cách này 2-3 lần/tuần, mụn đầu đinh ở môi và miệng sẽ dần khỏi.
Lá mồng tơi
Trong rau mồng tơi có nhiều chất vitamin B phức hợp như: B2, b3, b6. Nó được xem như thần dược cho làn da dễ bị mụn, do có khả năng chống viêm, sát khuẩn mạnh. Công dụng của các chất Vitamin B6 có tác dụng điều tiết dầu thừa và bã nhờn trên da, hạn chế sự hình thành mụn. Vitamin B2 làm giảm các đốm mụn, chống viêm, sưng và diệt khuẩn. Vitamin B3 giúp tăng cường sức đề kháng vào bảo vệ làn da.
Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá mồng tơi, Rửa sạch rau mồng tơi sau đó đem giã thật nát cùng vài hạt muối trắng. Vệ sinh sạch sẽ các đốm mụn đinh râu rồi đắp lá lên, để trong 30 phút rồi rửa sạch với nước. Áp cách này ngày 1-2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách phòng ngừa mụn đinh râu hiệu quả
Để phòng ngừa mụn đầu đinh và các loại mụn khác, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, nhất là vùng da nhạy cảm dễ bị mụn đinh râu như miệng, môi, mép và cằm.
- Khi thấy vùng da nào bị tổn thương hãy dùng nước muối để sát trùng sạch sẽ nó.
- Cẩn thận trong việc cạo lông, râu tránh gây tổn thương da dẫn tới nhiễm trùng.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho da và cơ thể.
- Có chế độ ăn uống hợp lí, ăn nhiều trái cây, rau xanh, không ăn đồ cay nóng.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
Bài viết trên đây là sự tổng hợp về những kiến thức liên quan đến vấn đề mọc mụn đinh râu. Hy vọng với bài viết này sẽ đem đến chút thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy gọi điện đến số điện thoại 0865 776 663 để được tư vấn miễn phí!
Xem thêm:
Phá thai nhiều lần có nguy hiểm không?
Cách làm giảm đau bụng kinh nhanh nhất